Giỏ hàng
-10%

Sách Đừng Ra Vẻ Ta Đây Giàu Có

Nhà cung cấp: Thái Hà
| |
62,100₫ 69,000₫

Khuyến mãi & Ưu đãi tại CACHEP.VN

  • Freeship TP.HCM cho đơn hàng từ 1.000.000 đồng
  • Freeship tại các tỉnh thành ngoài TP.HCM cho đơn hàng từ 1.500.000 đồng

Gọi đặt mua (024) 3994 7159 (Thứ 2 - Thứ 6 | 08:00 - 17:00)

Chọn sản phẩm tặng kèm

Mã hàng: 8936037795416
Nhà xuất bản: Lao Động
Tác giả: Thomas J Stanley
Năm xuất bản: 12/2013
Số trang: 248

Chúng ta sống trong một thời đại chưa bao giờ dễ hơn để hành xử giàu có thay vì thực sự trở nên giàu có, thậm chí với sự tàn phá của khủng hoảng tài chính. Vào cuối ngày, chúng ta không chỉ là một diễn viên tồi vì đơn giản là không thể bắt kịp với những người cực giàu (nếu chúng ta mua một chiếc xe hơi cao cấp, đắt tiền thì họ mua 20) nhưng chúng ta lại lạc lối trầm trọng và thu nhận thông tin tồi về cách mà các triệu phú chi tiêu thực sự và những gì họ thực sự mua. Thay vì tập trung vào các triệu phú nói chung, chúng ta lại chỉ thích thú với một vài người cực giàu nhưng lại quên rằng thậm chí dù họ chi tiêu như điên và thường có tính khoe của thì chi tiêu của họ cũng vẫn trong khả năng tiền bạc của họ - thực tế là thấp hơn tiền bạc của họ. Gia đình Jay Goud nổi tiếng với việc đổ hàng chục triệu đô vào chỗ này chỗ khác, thậm chí còn hiếm khi đưa vào sổ sách kế toán những khoản cho vay 3 triệu đô vì không đáng phải bận tâm so với tài sản cực lớn của họ. Điều này xảy ra vào giai đoạn chuyển giao thế kỷ 20 khi 3 triệu đô là khoản tiền đáng giá. Thậm chí ngày nay hầu hết mọi người sẽ không bao giờ đạt được mức giàu có như thế.

Thích thú với những điều kỳ quặc của các ngôi sao và đi theo ảnh hưởng của họ chúng ta có thể chỉ đạt được sự điệu đà và cuối cùng thì cũng sẽ vào nhà mở cho người nghèo nếu khủng hoảng tài chính chưa kịp đẩy chúng ta vào đó. Vào đầu năm 2009, rất nhiều người phẫn nộ vì những chính khách này, kia, kế hoạch giải cứu kinh tế và những viên chức ngân hàng, bảo hiểm nhận những khoản tiền thưởng khổng lồ. Nhưng cuối ngày, chúng ta nên phẫn nộ với chính mình vì đã tin vào chuyện huyễn hoặc: chuyện hoang đường là chúng ta có thể có những thứ mà những người cực giàu sở hữu nhưng không cần phải có những nguồn tài chính; chuyện hoang đường là hành xử giàu có phần nào có thể mang lại sự giàu có thực sự cho chúng ta.

Trong xã hội siêu tiêu dùng của chúng ta tồn tại một hệ thống kỳ vọng về mặt xã hội. Ở Mỹ, đặc biệt (dù ai đó có thể dẫn chứng rằng bệnh đã lan truyền khắp thế giới phương tây nhưng khảo sát của tôi chỉ hạn chế ở Mỹ), con người được phán xét bằng một số biểu tượng nổi bật bề ngoài như đồng hồ và xe hơi. Như chúng ta sẽ thấy, một số nghề dễ có thu nhập cao nhưng lại có tài sản ròng thấp. Những người làm những nghề này – và xã hội củng cố thêm - tin rằng với một số vị trí và thu nhập sẽ có những trang phục đặc biệt. Trớ trêu là nhiều người làm những nghề này như bác sỹ, hết sức tự hào về địa vị mà họ đạt được nhưng thường lại nghèo hơn những triệu phú cổ xanh. Nếu những người này nhìn vào dữ liệu chắc chắn và những con số trên bảng cân đối tài sản thì họ sẽ thấy rằng tuy họ có địa vị, họ có đồ chơi và gu đắt tiền nhưng họ không có tiền, trong khi đó những người đồng hội “không có phong cách”, ít cao sang hơn của họ tuy chỉ có một vài hay những thứ không đắt tiền bằng lại có nhiều tiền hơn.

Sự thật là hầu hết những triệu phú hoàn toàn nhất quán khi xét đến những điểm liên quan đến giá của những thứ họ mua. Thuật ngữ “giá hợp lý” áp dụng phổ biến cho cách mà đa số triệu phú phân bổ những đồng đô la của họ. Điều này cũng áp dụng cho một phổ rộng những thứ họ sở hữu. Nhưng những chi tiêu trung bình cho y phục, xe hơi, nhà cửa và những thứ như thế sẽ không làm những người xa lạ trên phố chú ý hay quá ganh tỵ. Nhưng không phải tai tiếng cũng không phải sự ganh tỵ sẽ chi trả cho bất động sản của bạn, cung cấp tài chính để con bạn học đại học, thậm chí cũng không giúp được gì cho bạn khi về hưu.
 
Chỉ nhờ vẻ hào nhoáng không có nghĩa là các triệu phú sẽ mua
 
Hãy xem xét những triệu phú thực thụ chi tiêu tiền bạc như thế nào và những gì họ trả cho hàng hóa, dịch vụ.
Triệu phú thực thụ trả khoảng 16$ (kể cả tiền bo) cho cắt tóc ở một tiệm hớt tóc truyền thống – không phải hẹn trước, không phải chọn màu. Chỉ có 5,7% triệu phú được khảo sát trên toàn nước Mỹ trả 1.000$ hay hơn cho y phục mà họ mua gần đây nhất. Thực tế, ngay cả trong những người rất sung túc như thập triệu phú (những người có tài sản ròng theo giá trị tài chính 10 triệu đô hay hơn), trung vị giá trả cho một bộ y phục chỉ là 482$. Triệu phú hiện nay không diện những bộ đồ hiệu Brioni mà James Bond mặc. Vậy chính xác thì người ta bán cho ai tất cả những bộ đồ trên 2.000 đô này? “Lạ sợ áo quần” vẫn là câu cách ngôn có giá trị cho môi trường văn phòng nhưng chi tiêu quá lố trước cả sự thịnh vượng tài chính trong tương lai sẽ không giúp ai trở nên giàu có.
Nhưng người giàu mua đồng hồ đắt tiền mà, đúng không?
 
Trey đáng giá hơn 20 triệu đô la. Đồng hồ mà ông ấy mang hàng ngày mua ở cửa hàng Wal-Mart giá 15$. Tại sao ông ấy lại đeo loại đồng hồ rẻ tiền như vậy? Câu trả lời hết sức đơn giản. Tài sản bất động sản công nghiệp của Trey không phải quan tâm những gì mà ông ấy trả cho đồng hồ của mình.
 
Jim H. của Texas có tài sản ròng vượt quá 30 triệu đô. Jim và gia đình của mình cùng sáu con chó sống trong ngôi nhà làm bằng gỗ súc. Chọn ngôi nhà gỗ súc có thể hiểu được vì Jim là một người làm rừng. Đồng hồ ông ấy chọn là nhãn hiệu “quân đội Thụy Sỹ giá 300 đô”. Ông mang nó “mọi nơi”, thậm chí cả khi đang cắt cỏ và những bụi cây vô dụng bằng chiếc máy kéo Kubota, trong khi đang nghe radio XM.
 
Những thành viên khác ở câu lạc bộ sức khỏe cao cấp của Jim nghĩ gì về ông ấy, kể cả chiếc đồng hồ rẻ tiền? Đó chỉ là câu hỏi mẹo. Jim không phải là gã khó ưa của một câu lạc bộ sức khỏe nào cả. Tuy nhiên Jim có tình trạng thể chất tuyệt vời. Ông ấy vẫn có vóc dáng gọn gàng và tăng cường kiến thức về cây cối khi tự mình trồng 10.000 cây mỗi năm. Ông ấy thuê người để trồng 3,5 triệu cây khác.
 
Tại sao lại có người trị giá hơn 30 triệu đô đeo chiếc đồng hồ rẻ tiền? Giá ông ấy trả cho chiếc đồng hồ của mình không hề ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cây cối của ông ấy.
 
Trey và Jim còn chia sẻ vài điểm chung khác. Cả hai cảm thấy điều quan trọng là được hiệp hội thương mại ngành công nghiệp mà họ tham gia công nhận như những người chiến thắng. Ngược lại, họ hiểu rằng thật là vô nghĩa để được những người lạ công nhận và ghen tị chỉ vì một chiếc đồng hồ. Huy hiệu danh dự và thành công của họ không phải là kích động nỗi ghen tị đồng hồ trong những người khác. Họ giàu có và không cần khoe khoang điều đó với mọi người họ tiếp xúc trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, cả hai công nhận rằng họ rất thỏa mãn vì giàu có và hài lòng với những giải thưởng và sự công nhận trong ngành của họ. Những người thực sự đeo đồng hồ đắt tiền trong số những triệu phú được khảo sát thì có một nửa là được tặng.
 
Nhưng người giàu, những triệu phú, thích thú với đồ ăn và thức uống ngon mà, đúng không?
 
Rodney vẫn chưa thành tựu nhiều trong cuộc sống cho đến hiện tại; ông ta chỉ là nhân viên bán lẻ. Tuy nhiên ông ấy có nhu cầu mạnh mẽ muốn được ngưỡng mộ và vì thế uống loại vốt ca đắt tiền (60$ một chai). Theo suy nghĩ của ông ấy thì nó hoàn toàn xứng đáng với giá đó. Rodney bị thuyết phục rằng bằng cách gắn mình với nhãn hiệu thượng hảo hạng thì sẽ được nhìn nhận như là người thành đạt. Sau rốt, ông ấy tin rằng những người rất giàu và/hoặc cực kỳ thành công thường chỉ mua những loại rượu thượng hảo hạng.
 
Nhưng Rodney không nhận ra rằng mình đã bị tạo phản xạ có điều kiện để phát triển sự ưa thích mạnh mẽ một nhãn hiệu thượng hảo hạng vốn chẳng chút liên quan gì với những gì mà các triệu phú uống trong thực tế.
 
Rodney nên gặp Carlton, người đáng giá hơn 30 triệu đô. Ông ấy là thành viên của một nhóm đặc biệt gồm những người giàu chi khoảng 17$ cho một chai rượu Scotch 1,75l bằng nhựa ưa thích. Những loại rượu mạnh khác mà ông ấy đãi khách cũng là những loại chai nhựa khác nhau, giá thấp, không phải là loại hảo hạng. Hầu hết triệu phú không chi nhiều tiền cho rượu mạnh. Họ thường tiệc tùng và xem mình là những chủ nhân nồng ấm và duyên dáng nhưng tiệc tùng của họ là để thắt chặt những quan hệ xã hội chứ không phải về nhãn hiệu rượu vốt ca chiêu đãi.
Nhưng người giàu uống rượu vang đắt tiền mà, đúng không?
 
Trong 30 năm qua, một tiểu văn hóa đã phát triển trong một ngành công nghiệp trị giá hàng trăm tỉ đô trên toàn cầu. Một số lượng lớn rượu vang bán ra không phải là loại đắt tiền và dường như nếu ai không thể nói về rượu vang đều là kẻ thất bại. Bạn đã chi bao nhiêu cho chai rượu vang đãi khách trong tiệc tối của mình để xác định sự thành công cũng như quyền gia nhập của bạn vào một câu lạc bộ tinh hoa. Ngoài ra còn phải tính cả thời gian lãng phí để tìm hiểu về những loại rượu vang có giá kỳ quặc và thời gian lãng phí để nghe những cuộc trò chuyện ngớ ngẩn về rượu, kết quả cho thấy chỉ có 16,5% triệu phú quan tâm nhiều về rượu vang. (Đúng, đa số họ thực sự uống và thưởng thức rượu vang nhưng chỉ được coi như một phần trong giải trí, tương tác với người khác và thư giãn, chỉ có một ít cho “nhãn hiệu” vang đang dùng). Thực tế, chỉ có 7,3% triệu phú được khảo sát có sở hữu một chai vang có giá bán lẻ hơn 100$. Nhưng gần 4 trong 10 người có những loại rượu vang 10$ hay rẻ hơn. (Nhiều người sành rượu đã mua vang khi còn rẻ và trữ nên đã tiết kiệm được khi nó trở nên ngon nhất; họ biết những chai vang đắt tiền thường là do thổi phồng hơn bất kỳ thứ gì khác).
 
Nhưng tất cả những người thành đạt đều lái xe “xịn” mà, ông đã bảo thế?
Nhiều người tin rằng tất cả những người thực sự giàu và thành đạt đều lái những chiếc xe hơi cao cấp. Đó là lý do tại sao có quá nhiều người muốn thành đạt lái những loại xe này. Theo quan niệm của họ, lái những chiếc “thường thường” như Toyota, Honda, Chevrolet, Ford và những thứ tương tự không phải là những người có địa vị cao, giàu có hay những kiểu người mà ai cũng ngưỡng mộ và muốn học theo.
 
Sau nhà cửa thì huyễn tưởng về xe hơi có thể là điều nguy hiểm nhất trong tất cả những điều về người giàu. Một chai Grey Goose sẽ làm bạn thụt lùi 50 hay 60 đô nhưng giá của một trong những chiếc xe đắt tiền này có thể gây hại đích đáng đến sức khỏe tài chính của bạn, đó là chưa kể nó bị giảm giá khủng khiếp khi bánh sau lăn khỏi cửa hàng bán xe. Người giàu lái xe đắt tiền hoàn toàn không phải là sự thật. Trung vị về giá mua xe trong những triệu phú được khảo sát là 31.367$. người giàu thực sự không lái BMW, họ lái Toyota. Nhưng hầu như tất cả chúng ta tin điều ngược lại. Bằng chứng cho điều đó là trường hợp minh họa sau:
 
Tiến sỹ Stanley thân mến,
Một bác sỹ của chúng tôi gần đây gọi điện thoại vừa kể vừa cười là anh ấy vừa nhận được giải thưởng “Triệu phú nhà bên”.
 
Khi tôi thắc mắc, anh ấy giả thích rằng bệnh viện mà anh làm việc vừa thuê một nhân viên bảo vệ mới, người này không cho anh vào khu vực đậu xe của bác sỹ vì không tin rằng anh ấy là bác sỹ vì anh ấy lái chiếc Honda.
 
Chúng tôi hết sức thích thú cuốn sách của ông và mong ông tiếp tục thành công.
 
Trân trọng.
J.A.M
 
Vị bác sỹ trong trường hợp này là một triệu phú. Mặc cho thành đạt về kinh tế xã hội, anh ấy không thể hiện thành đạt của mình bằng cách lái xe hơi hàng hiệu. Tuy nhiên, điểm hay hơn nữa là anh ấy có thể cười lớn vì sự cố ở bãi đổ xe. Bao nhiêu người trong chúng ta có thể vui thích khi bị từ chối đi vào nơi mà mình có quyền vào chỉ vì nhãn hiệu của chiếc xe hơi? Ngay cả nhân viên bãi đổ xe cũng có giả định về con người, nghề nghiệp và tài sản ròng của họ dựa trên nhãn hiệu và đời xe. Người bảo vệ này sẽ nghĩ gì khi biết rằng chỉ có 1 trong 4 bác sỹ thuộc hạng thu nhập cao có danh mục đầu tư trị giá 1 triệu đô trở lên? Nói chung, những bác sỹ có thu nhập cao nhưng tài sản ròng thấp mới có khuynh hướng mua những thứ xa xỉ như xe hơi hàng hiệu đắt tiền. Nhưng những bác sỹ giàu trên bảng cân đối kế toán thì lái xe Toyota!
 
Liệu bạn có thay đổi suy nghĩ của mình về xe hơi không nếu biết rằng chỉ có 7% phương tiện chuyên chở mới được bán ra ở Mỹ trong năm 2006 là do các triệu phú mua nhưng trong đó cứ ba người thì có một người đổi xe cũ lấy xe mới thấp hơn nhưng được lợi nhiều hơn giá thị trường của nó?
 
Thế thì người giàu không uống Grey Goose hay mua rượu vang đắt tiền cũng như xe hơi nhãn hiệu châu Âu. Chắc họ phải mua thuyền!
Họ không mua. Đa số triệu phú ở Mỹ (70%) chưa bao giờ sở hữu một chiếc thuyền hay du thuyền, thậm chí là xuồng hơi. Thế còn những người chỉ có hơn 1 triệu đô? Hai phần ba (66%) thập triệu phú tôi đã khảo sát không bao giờ sở hữu thuyền, du thuyền, thuyền buồm, tàu lưới rê, tàu đánh cá hay bất kỳ phương tiện giao thông đường thủy nào.....
 
Thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật!

Sản phẩm đã xem

-%
0₫ 0₫
Dịch vụ tận tâm Dịch vụ tận tâm
Sản phẩm đa dạng Sản phẩm đa dạng
Vận chuyển chu đáo Vận chuyển chu đáo
Giá cả hợp lý Giá cả hợp lý
Tài khoản Giỏ hàng Trang chủ Facebook Instagram TOP