Góc Nhìn Sử Việt - Lương Ngọc Quyến Và Cuộc Khởi Nghĩa Thái Nguyên 1917
Chọn sản phẩm tặng kèm
Mã hàng: | 8935251421736 |
Nhà xuất bản: | NXB Thông Tấn |
Tác giả: | Đào Trinh Nhất |
Năm xuất bản: | 2024 |
Số trang: | 144 |
Kích thước: | 20.5 x 13 x 0.7 cm |
Góc Nhìn Sử Việt - Lương Ngọc Quyến Và Cuộc Khởi Nghĩa Thái Nguyên 1917
I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY
Bộ sách “Góc nhìn sử Việt” hướng đến nhiều đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Học sinh từ lớp 8 đã có thể đọc được.
II. TÓM TẮT SÁCH
Cuốn sách kể về cuộc đời và sự nghiệp của Lương Ngọc Quyến, một nhà yêu nước tiêu biểu thời kỳ đầu thế kỷ XX. Cuốn sách tập trung vào hoạt động cách mạng của ông, từ thời gian học tập tại Nhật Bản trong phong trào Đông Du đến việc bị bắt và giam giữ bởi thực dân Pháp. Đặc biệt, sách mô tả chi tiết về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, nơi Lương Ngọc Quyến cùng các đồng chí đã dũng cảm đứng lên chống lại sự áp bức của thực dân Pháp, mặc dù cuộc khởi nghĩa cuối cùng thất bại.
III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Lương Ngọc Quyến, tên hiệu là Lương Lập Nham, con trai cụ Cử Nhị Khê – Ôn Như Lương Văn Can. Có thể nói ông là người học sinh Đông Du hiếm hoi đầu tiên của phong trào Đông Du, đánh liều vượt biển, bôn tẩu sang Nhật với hai bàn tay trắng với bầu máu giết thù cứu nước sôi sục.
Hai bản tuyên ngôn của Thái Nguyên cách mạng quân, có thể coi đó là hai bản hịch văn kể tội trạng của thực dân Pháp đã thể hiện rõ bầu máu sục sôi đó của ông:
“… Dân tộc ta vốn dòng dõi rồng tiên. Ruộng đất ta phì nhiêu, dài mấy trăm muôn dặm, đầy những núi non linh tú. Kể từ Hồng Bàng lập quốc đến giờ, lịch sử truyền nối hơn 4.000 năm, trải qua các triều đại Kinh Dương vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý, Trần, Hậu Lê rồi đến bản triều Nguyễn thị, mỗi đời kế tiếp mở mang bờ cõi thêm to, điểm tô non sông thêm đẹp. Phải biết tổ tiên ta đã tốn bao nhiêu thông minh, bày tỏ biết bao nhiêu nghị lực, hy sinh biết bao nhiêu máu thịt, mới xây dựng lên được giang sơn gấm vóc này để lại chúng ta…”
- Trích Tuyên ngôn thứ nhất
IV: CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY
Lòng người đã trung thành sốt sắng,
Giời xanh kia ắt chẳng phụ mình.
Mai sau bị cực thái hanh
Kéo cờ Độc lập giữa thành Thăng Long.
Ba mươi triệu Lạc Long tôn tử,
Bốn nghìn năm lịch sử quang vinh.
Giời Nam rực rỡ văn minh,
Sơn hà rửa sạch hôi tanh giặc Hồ
(Trích thư vĩnh quyết từ trong ngục thất Hà Nội của Lương Ngọc Quyến gửi ra cho phu nhân)
Bể học xông pha trải bấy lâu
Thân tù ngoảnh lại nghĩ mà đau
Trăm năm Tổ quốc về quân mọi
Bảy thước thân tàn mặc nước sâu
Bạn tốt đời nay sao vắng cả
Thù nhà kiếp khác dễ quên đâu
Hồn ta được gặp Lam Sơn đế
Quyết một cười linh chém Pháp đầu
(Một trong ba bài thơ tuyệt mệnh của người anh hùng Lương Ngọc Quyến)
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Đào Trinh Nhất (1900-1951), tự Quán Chi, là nhà văn, nhà báo Việt Nam giữa thế kỷ XX. Khi viết văn, viết báo, ông ký nhiều bút hiệu: Nam Chúc, Viên Nạp, Hậu Đình, Tinh Vệ, Bất Nghị, Vô Nhị, Hồng Phong, Anh Đào, XYZ... Ông được người trong giới cầm bút đánh giá là người có “cách làm việc nghiêm túc, thận trọng và là người đã biết dùng ngòi bút nghệ thuật làm sống lại nhiều tư liệu đã mai một trong lịch sử cận đại Việt Nam”.