Chiến lược Lanchester - Cạnh tranh bằng khoa học thị phần
Chọn sản phẩm tặng kèm
Mã hàng: | 9786043461602 |
Nhà xuất bản: | NXB Kinh tế TPHCM |
Tác giả: | Masafumi Fukunaga |
Năm xuất bản: | 2023 |
Số trang: | 231 |
Kích thước: | 20.5 x 14.5 x 1.1 cm |
Chiến Lược Lanchester - Cạnh Tranh Bằng Khoa Học Thị Phần
Khi quân số không là điểm mạnh, làm sao để chiến thắng đối phương???
Bạn đang là chủ doanh nghiệp khởi nghiệp
Bạn đang là cấp quản lý trong 1 team kinh doanh muốn phát triển mạnh kinh doanh
Hay đơn giản bạn chỉ là 1 người đam mê về việc tìm hiểu các chiến lược trong việc phát triển thị phần từ nguồn lực nhỏ bé
Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi rằng mình có thể làm gì để thắng đối thủ cạnh tranh trong khi nguồn lực mình yếu hơn họ
Có 1 câu trả lời chung cho tất cả chiến lược trong 1 trận chiến đó là "thắng bại được quyết định bởi tương quan sức mạnh giữa quân ta và quân địch tại tình huống cạnh tranh". Đó là 1 nguyên lý rất đơn giản: kẻ mạnh sẽ thắng. Có lẽ các bạn sẽ nghĩ, "nói các điều hiển nhiên như vậy để làm gì!?". Tuy đó là 1 nguyên lý đơn giản nhưng lại sâu sắc đến khó tin. Chúng ta cùng ngồi lại suy ngẫm thật kỹ ý nghĩa của câu nói này 1 lần nữa nhé.
Đầu tiên là 2 cụm từ được nhắc đến trong câu nói trên đó là từ "sức mạnh" trong cụm từ tương quan sức mạnh và "tình huống cạnh tranh". Đúng vậy, chính 2 cụm từ này làm nên cả một trận chiến, và là cơ hội để kẻ yếu có thể chiến thắng được kẻ mạnh trong giao chiến.
"tương quan sức mạnh tại tình huống cạnh tranh" chứ không phải sức mạnh toàn thể. Ý câu nói trên là thắng bại được xác định bằng mối tương quan sức mạnh tại mỗi tình huống cạnh tranh đối chiến. Điều đó có nghĩa là nếu xét về tổng thể sức mạnh có lớn hơn nhưng nếu tại tình huống đối chiến cụ thể yếu hơn thì vẫn có thể thất bại. Ngược lại nếu sức mạnh toàn thể yếu hơn nhưng sức mạnh tại tình huống cạnh tranh cụ thể ưu việt hơn thì sẽ có thể chiến thắng. Và đối thủ yếu hơn vẫn có thể xoay ngược tình thế thắng kẻ mạnh hơn.
Quy tắc để các doanh nghiệp yếu hơn có thể thắng đối thủ mạnh hơn xoáy quanh nguyên tắc này. Và đó cũng là ý nghĩa xuyên suốt giúp trong quyển sách "chiến lược lanchester - cạnh tranh bằng khoa học thị phần"