Ông Già Và Thằng Bé
Chọn sản phẩm tặng kèm
Mã hàng: | 9786049770494 |
Nhà xuất bản: | NXB Hội Nhà Văn |
Tác giả: | François Augiéras |
Năm xuất bản: | 2019 |
Số trang: | 96 |
Kích thước: | 12 x 20.5 cm |
Ông Già Và Thằng Bé
Vào khoảng đầu thập niên 50, vài nhà văn, nhà thơ được ưu ái của nước Pháp, như André Gide, René Étiemble, Marguerite Yourcenar, Yves Bonnefoy... thỉnh thoảng có nhận được vài tập sách nhỏ, rất lạ lùng, với nhan đề chung LE VIEILLARD ET L’ENFANT (Ông già và thằng bé). Các tập này, in tại Bỉ, trên giấy màu và đầy những chỗ gạch xoá sửa chữa, được gởi đi từ vùng sa mạc Bắc Phi. Nhà văn André Gide cảm thấy “một niềm vui sướng tột đỉnh và lạ kỳ” khi ông đọc đi đọc lại các trang viết đó. Tác giả hình như là một cậu bé người Angiêri hay Marốc, mới tập viết tiếng Pháp, do đó văn chương đôi khi vụng về, nhưng cũng nhờ vậy mà thêm thi vị. Tập đầu tiên, in tại Pháp, với tiền của tác giả do nhà Pierre Fanlac ấn hành, 79 trang, 1949, với tên tác giả là Abdallah Chaanba.
Năm 1963, nhà Minuit tái bản cuốn tiểu thuyết này thành một truyện vừa, khổ nhỏ, gồm một bài dẫn nhập — “ZIRARA” — do chính tác giả viết, và bốn chương. Ấn bản mới này được cả thảy 84 trang, ghi tên tác giả đã được sửa đổi như sau: FRANÇOIS AUGIÉRAS (ABDALLAH CHAAMBA). Bởi lẽ, tác giả cuốn truyện vừa này thật ra là một người Pháp, sinh năm 1925 tại Rochester, Mỹ. Mẹ ông là người Ba Lan. Người cha, giáo sư nhạc, đã đem gia đình sang Mỹ để dạy đàn dương cầm tại trường Eastman ở Rochester, New York, và năm 1925, đột ngột qua đời vì trụy tim, vài tháng trước khi đứa con duy nhất chào đời.
_____________
Một ông già da trắng và một thằng bé da màu. Một cuộc tình cấm kỵ trong sa mạc hoang vu? Một cơn ác mộng loạn luân trên đồi gió hú? Một mối căm thù khôn nguôi giữa hai dân tộc? Bức xúc tình dục để làm ẩn dụ cho thời thuộc địa? Hay chỉ là một bài thơ tình thù rực rỡ, một giấc mộng phiêu lưu, một câu chuyện tình đồng tính dị thường, dị chủng, trong một vườn địa đàng hoang sơ? Một văn bản nảy sinh từ một cuộc ái ân cưỡng bức, vừa đơn côi vừa chia sẻ — “thói xấu của ông già… đã thành thói quen của tôi” — trên một chiếc giường sắt trên một mái nhà phẳng trong sa mạc? Một luận án đầy âm thanh và cuồng nộ về sức mạnh của ngôn từ? Những giọt lệ nóng của tuối thơ bị chà đạp, nô lệ hóa — tiếng khóc, tiếng than, tiếng cười, nguyền rủa và nguyện cầu — trở thành lời thơ tâm tình hiến dâng lên Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa Tối Cao? - Nguyễn Đăng Thường
“Ngọn nến tắt trên cây đèn bằng đồng đặt trong một lỗ châu mai, tôi nghe tiếng thở hổn hển của tên đàn ông ở sát bên, hắn xoay mình lăn lộn trên những chiếc lò xo kẽo kẹt. Đôi môi tôi ướt và cứng hé mở cho hắn được nếm vị muối ngọt. Tay hắn vòng ôm thân hình tôi dưới chiếc sơ mi xanh, đã phai màu vì đêm tối. Thói xấu của hắn, khi đêm về, đã thành thói quen của tôi, cho nên dù có khiếp sợ, đầu tựa vào các chấn song sắt, tôi vẫn chuyện trò với mảnh linh hồn tôi muôn thuở.”
(Trích Ông già và thằng bé)