Giỏ hàng

Sài Gòn Một Thuở - "Dân Ông Tạ Đó!" - Tập 1

Nhà cung cấp: First News
|
Loại bìa: Bìa Mềm
|
Mã SP: 8935086858172
106,200₫ 118,000₫

Khuyến mãi & Ưu đãi tại CACHEP.VN

  • Freeship TP.HCM cho đơn hàng từ 1.000.000 đồng
  • Freeship tại các tỉnh thành ngoài TP.HCM cho đơn hàng từ 1.500.000 đồng
Số lượng

Gọi đặt mua (024) 3994 7159 (Thứ 2 - Thứ 6 | 08:00 - 17:00)

Chọn sản phẩm tặng kèm

Mã hàng: 8935086858172
Nhà xuất bản: NXB Tổng Hợp TPHCM
Tác giả: Cù Mai Công
Năm xuất bản: 2024
Số trang: 240
Trọng lượng: 280g
Kích thước: 20.5 x 14.5 cm
 

Sài Gòn Một Thuở - "Dân Ông Tạ Đó!" - Tập 1

Sài Gòn từ thuở sơ khai vốn là vùng đất mà dân tứ xứ khắp nơi quy tụ về. Mỗi nhóm người đến đây lại đem theo văn hóa, giọng nói của họ và biến Sài Gòn thành một khu vườn muôn màu muôn vẻ.

Riêng về cộng đồng người Bắc, chúng ta đều biết rằng có gần một triệu đồng bào đã vào Nam sau hiệp định Genève 1954. Tuy nhiên, thông tin về cộng đồng này đến nay vẫn chưa ai có thể tập trung đầy đủ và rõ ràng để chúng ta có cái nhìn tổng quát, đặc biệt là về đời sống, văn hóa của những người Bắc 54 tại Sài Gòn.

May sao, trong số những người viết về Sài Gòn, Cù Mai Công là một tác giả hiếm hoi chuyên về vùng đất Ông Tạ ­– nơi những người Bắc 54 tập trung đông nhất và cũng đa dạng nhất so với các vùng khác. Anh không những có “tuổi thơ dữ dội” ở đây mà còn sưu tầm và lưu giữ đầy đủ những tư liệu quý hiếm về vùng đất này. Cùng với tình cảm sâu đậm, anh đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về vùng đất Ông Tạ qua lối kể chuyện gần gũi và hấp dẫn.

Trong Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 1, chúng ta sẽ được chứng kiến những ngày đầu tiên cộng đồng Bắc 54 đến Sài Gòn và quá trình hình thành nên các giáo xứ như thế nào. Thú vị hơn, khi đi sâu vào chi tiết, chúng ta nhận ra rằng cộng đồng Bắc 54 dù khi vào Sài Gòn với muôn vàn khó khăn nhưng họ định cư có tổ chức và “quy hoạch” hẳn hoi. Cứ mỗi giáo xứ lại theo sự lãnh đạo của một vị linh mục và phân chia khu vực rất rõ ràng: giáo xứ An Lạc (Hà Nội), giáo xứ Nam Thái (Nam Định và Thái Bình), giáo xứ Lộc Hưng, Nghĩa Hòa, Tân Chí L Không chỉ chặt chẽ về mặt tổ chức mà họ còn giữ gìn văn hóa, truyền thống, đạo đức cho con cháu rất kỹ. Đây là một điều đáng lưu ý cho thế hệ ngày nay.

Vì là tập đầu tiên trong bộ sách nên tác giả Cù Mai Công đã dành gần 50% thời lượng để xác định địa lý vùng Ông Tạ cho bạn đọc yêu Sài Gòn dễ hình dung, bởi lẽ “Ông Tạ” vốn là tên dân gian chứ không phải địa giới hành chính. Anh đã đưa ra các tiêu chí rất thuyết phục: xem dân đi chợ nào, học trường nào và đi lễ ở đâu… để xác định ranh giới của Ông Tạ tới đâu, hoặc định nghĩa thế nào là một “người Ông Tạ”. Nhờ vậy, độc giả dễ theo dõi mạch câu chuyện của anh ở những tập 2 và 3 mà không bị “lạc lối” giữa muôn vàn nhân vật ở Ông Tạ.

Ngoài những nội dung giống với bản in đầu tiên, trong lần tái bản này, tác giả đã cẩn trọng bổ sung và điều chỉnh khiến cho nội dung về Ông Tạ được đầy đủ và phong phú hơn so với lần ra mắt cách đây 3 năm. Độc giả sẽ được biết thêm về trận đánh của nhà Nguyễn và quân Pháp tại đồn Chí Hòa, nơi mà gần 100 năm sau trở thành trung tâm vùng Ông Tạ. Ngoài ra, tác giả còn khắc họa rõ hơn về những cộng đồng có mặt tại khu vực này trước thời điểm 1954, để từ đó chúng ta hiểu được quá trình hòa nhập của những người di cư khi đến vùng đất mới.

Bất chấp sự khác biệt tôn giáo, vùng miền, chính trị, những cộng đồng này có thể chung sống “hòa nhập mà không hòa tan”; có nền nếp gia phong nằm trong tình làng nghĩa xóm, tình đồng hương; có sự hòa nhập, cải biên nhưng cũng không làm mất đi nét riêng và phong vị của quê nhà. Và đến hôm nay, cộng đồng Bắc 54 đã trở thành một phần máu thịt của vùng đất Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.

Sau khi gấp quyển sách này lại, lúc nào đó bạn chợt đi ngang qua ngã ba Ông Tạ, hoặc một xóm đạo nào đó ở Sài Gòn, có thể bạn sẽ thấy yêu thêm Sài Gòn vì đã thấu hiểu một thành phần quan trọng đã làm nên thành phố này.

*Về tác giả

Cù Mai Công tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với số điểm hạng 4 trên gần 200 sinh viên khóa học 1980 - 1984.

Từ 1985 đến nay, ông làm phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn cho các tòa báo: Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cười, Tuổi Trẻ Online. Ông phản ánh, ghi nhận những hoạt động phong trào của Đoàn, Đội, Hội và lối sống của giới trẻ TP.HCM.

Hai lĩnh vực trong nghề báo mà Cù Mai Công được độc giả biết đến nhiều nhất là khi ông cho ra mắt nhân vật "Anh Cỏ Cú", phụ trách một chuyên mục tại báo Mực Tím từ số 1 đến số 89 (1988 - 1993) và thực hiện gần 200 bài viết, phóng sự về cuộc sống về đêm của giới trẻ TP.HCM trên báo Tuổi Trẻ từ 1994 - 2004. Từ những hoạt động tích cực trong nghề báo, năm 2005, Cù Mai Công đã được bình chọn là một trong 30 "Gương mặt trẻ của thành phố 30 năm" tại Đại hội Thanh niên tiên tiến Thành phố Hồ Chí Minh.

Các tác phẩm đã xuất bản: “Sài Gòn by night” tập 1, 2, 3, 4, 5, 6; “Tuổi mực tím Sài Gòn”; “Sài Gòn một thuở: Dân Ông Tạ đó” tập 1, 2, 3; “Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” tập 1, 2.

Sản phẩm đã xem

-%
0₫ 0₫
Dịch vụ tận tâm Dịch vụ tận tâm
Sản phẩm đa dạng Sản phẩm đa dạng
Vận chuyển chu đáo Vận chuyển chu đáo
Giá cả hợp lý Giá cả hợp lý
Tài khoản Giỏ hàng Trang chủ Facebook Instagram TOP